Tin vắn

Quy trình xây dựng nhà xưởng chuẩn – bền, đẹp, tiết kiệm chi phí

Nhà xưởng là một công trình quan trọng được các công ty sử dụng nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, gia công hay chế biến sản phẩm. Một quy trình xây dựng chuẩn sẽ giúp cho các doanh nghiệp đảm bảo được chất lượng công trình, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian hoàn thiện. Vậy đâu là quy trình xây dựng nhà xưởng chuẩn nhất? Triệu Kim sẽ bật mí cho bạn trong bài viết sau đây.
Quy trình xây dựng nhà xưởng chuẩn - bền, đẹp, tiết kiệm chi phí

Bước 1: Tiếp nhận và bảo quản vật tư

Đây là một khâu quan trọng trong quá trình xây dựng nhà xưởng. Hầu hết các đơn vị đều cung cấp đủ vật tư, tuy nhiên về số lượng và chủng loại có thể sẽ bị lệch, nhất là một số đơn vị ghi tên vật tư bằng tiếng Anh.
Để không gặp phải những rắc rối phát sinh khi tiếp nhận, doanh nghiệp nên đối chiếu mã hàng ghi trong vận đơn với mã hàng dán trên bề mặt vật tư sau đó đối chiếu tổng số lượng theo hợp đồng. Tất cả các vật tư đều cần được kiểm tra cẩn trọng, nhất là loại dễ bị nhầm lẫn như các loại bulong – bảng mã.

Bước 2: Lắp đặt bulông móng

Với nhà xưởng, nhà kho là loại nhà thép tiền chế, lắp đặt bulông móng là công đoạn đầu tiên trong quá trình xây dựng. Thông thường khi lắp đặt giai đoạn này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp phải vấn đề là thiếu thốn các trang thiết bị phục vụ do giá thành đầu tư ban đầu khá cao.
Một số trang thiết bị cần thiết đầu tư trong quá trình xây dựng nhà thép tiền chế gồm có máy chiếu laze, máy đo kinh vĩ,… Tùy theo kích thước của nhà xưởng, xe cầu được bố trí hợp lý để thi công, tránh gặp phải trường hợp thanh kèo bị uốn cong làm giảm tuổi thọ của công trình.
Lắp đặt bulông móng 

Bước 3: Lắp đặt cột, kèo

Cột kèo được xem là phần thi công quan trọng nhất, có vai trò định hình toàn bộ khung nhà. Có hai phương án để đội ngũ thi công xây dựng thực hiện là lắp đặt cột kèo từ giữa nhà ra hai bên đầu hồi hoặc ngược lại. Phương án thứ 2 thường sẽ được thực hiện nhiều hơn. 
Những cột kèo đầu tiên sau khi lắp đặt cần được giằng níu chắc chắn để không bị rung lắc hay xê dịch, điều này đảm bảo cho các công đoạn thực hiện tiếp theo đảm bảo độ chính xác và ổn định cho công trình nhà kho, nhà xưởng. Bên cạnh đó, công tác đảm bảo an toàn khi thi công cột kèo cũng được đảm bảo tối ưu. Do tính chất làm việc trên cao, các công nhân cần được trang bị dây cứu sinh và đai an toàn được lắp đặt nối giữa hai đầu cột kèo (theo khổ rộng) với khoảng cách cao hơn so với mặt kèo là 1m.

Bước 4: Lắp đặt tôn mái

Sau khi phần khung chính đã hoàn thành và đảm bảo độ chính xác, chắc chắn và căn chỉnh chính xác, các thanh giằng bắt chặn,… Phần tôn mái của nhà xưởng, nhà kho sẽ được tiến hành.
Lắp đặt tôn mái
Tương tự như phần lắp đặt khung nhà đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối của các cột kèo đầu tiên, phần tôn mái khi bắt tay vào thi công từ tấm đầu tiên cũng cần thực hiện một cách cẩn thận và chuẩn xác. Căn cứ vào tiêu điểm là tấm tôn đầu tiên này, các tấm tôn được lợp tiếp theo cần được lấy dấu sao cho sau khi kết thúc công đoạn này, tất cả các tấm tôn đã được lợp có các điểm gối lên nhau nằm trên đường thẳng và vuông góc với thanh xà gồ. Điều này giúp cho nhà xưởng sau khi hoàn thiện đảm bảo chất lượng, tính thẩm mỹ cũng như không phải căn chỉnh vất vả.
Một số công trình nhà xưởng, nhà kho dùng để sản xuất hay cất đặt các sản phẩm đòi hỏi cách nhiệt tốt, việc lựa chọn vật liệu làm mái cũng cần được chú trọng. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn loại tôn cách nhiệt PU hoặc thi công thêm bông cách nhiệt dưới mái song song với thi công tôn. Khi này, việc căn chỉnh sao cho các mối nối của bông cách nhiệt luôn phẳng, không bị co kéo cần được thực hiện chính xác.

Bước 5: Lắp dựng hệ vách ngăn

Đây là công đoạn gần hoàn thiện của công trình thi công nhà xưởng, nhà kho. Khi lắp đặt hệ cách ngăn, tuy không phức tạp như công đoạn lắp tôn mái do khẩu độ của vách ngăn thường không bị quá dài, thế nhưng không có nghĩa là người thi công không tỉ mỉ khi thực hiện. Điểm cần chú ý khi lắp dựng vách ngăn là hai bên thi công lắp đặt nhà thép cần kết hợp với bên xây dựng để đảm bảo ăn khớp khi thực hiện.

Bước 6: Hoàn thiện công trình

Đây là công đoạn cuối cùng trong dự án thi công lắp đặt nhà xưởng nhà kho. Tuy đã gần hoàn thành nhưng lại là khâu đòi hỏi sự tỉ mỉ nhất. Khi này, đơn vị thi công cần bắt buộc kiểm tra toàn diện công trình, từ các khe hở điểm nối giữa các tấm tôn, các vị trí bắt của bulong, khe hở cửa thông gió,… để không gặp phải sự cố dột, đọng nước ảnh hưởng tới sản phẩm bên trong nhà xưởng và chất lượng công trình.
Bước lắp đặt cửa ra vào cũng được thực hiện ở giai đoạn hoàn thiện này. Cửa cần được thi công cẩn thận và chính xác để đảm bảo sau khi hoàn thiện không bị cong vênh, nghiêng lệch tạo kẽ hở hay bị kẹt, khó khăn trong việc đóng mở.
Trên đây là 6 bước chuẩn trong quy trình xây dựng nhà xưởng giúp các doanh nghiệp theo dõi được tiến độ cũng như giám sát chất lượng công trình. Ngoài yếu tố về quy trình và đơn vị thi công, một nhà cung cấp vật tư uy tín cũng là điều quan trọng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và đảm bảo đầy đủ, không bị sai lệch. 
Triệu Kim hiện đang là nhà sản xuất là phân phối các vật tư đáp ứng mọi yêu cầu của quý khách trong thiết kế và xây dựng nhà xưởng, nhà kho như các loại tấm lợp, xà gồ, thép tấm. thép hình, thép hộp, thép ống, bông khoáng cách nhiệt, máng xối, bulong,… với mức giá cạnh tranh. Mọi nhu cầu về tư vấn và cung cấp vật tư, quý khách hàng và đối tác vui lòng liên hệ với Triệu Kim hoặc để lại thông tin để được tư vấn nhanh chóng nhất.
Địa chỉ: 91/22/21 Phạm Văn Chiêu, phường 14, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0778 669 669
Email: trieukim6886@gmail.com

Không có nhận xét nào